Phiên bản khác Bà_mẹ_Gio_Linh

Ca khúc được sáng tác và phổ biến ngay trong lúc tác giả đang đi kháng chiến, nên ca từ được sửa đổi, thêm bớt nhiều lần, có nhiều phiên bản khác nhau ở một số từ ngữ. Phạm Duy cũng từng đặt lời khác, với ý nghĩa khác, tuy vẫn bao gồm những tình tiết của bản gốc, với tên Bà mẹ nuôi, nói về bà mẹ nuôi binh sĩ thời kháng chiến. Phiên bản này tuy không phổ biến nhưng cũng từng được ca sĩ Thái Thanh thâu âm.

Cùng cảm hứng về bà mẹ Gio Linh, Phạm Duy còn sáng tác ca khúc "Mười hai lời ru".Trong cuốn Nhớ - hồi ức Phạm Duy được Nhà xuất bản Trẻ in vào cuối năm 2005, tác giả có kể lại đoàn văn nghệ kháng chiến của ông đi diễn ở Quảng Bình xong thì vào Quảng Trị. Về chiến khu, nơi Ủy ban kháng chiến tỉnh Quảng Trị đóng. Và một hôm đoàn văn nghệ tới một làng trong huyện Gio Linh (rất có thể đó là làng Tân Minh bị thực dân Pháp tàn sát 192 người vào ngày 15/10/1947)[1]. Phạm Duy nghe được câu chuyện một toán lính Pháp đi tuần bị du kích bắn chết, chúng đã tổ chức trả thù, chúng tập trung dân làng lại và thấy có 12 bà mẹ đang ôm con thơ. Chúng bắt dân làng khai ra nơi trú ẩn của du kích quân, nếu không chúng sẽ giết 12 người mẹ này. Vì không ai khai cả nên chúng lôi 12 bà mẹ bồng con thơ ra bờ sông và ra lệnh ném 12 đứa con của mình xuống nước. Các bà mẹ không nghe lệnh và bị chúng bắn chết cùng 12 đứa con đang bế trên tay. Bài hát kể lại câu chuyện hãi hùng đó với kết luận là 12 người mẹ ôm con chết đi, nhưng từ đó, hằng đêm, trên con sông đau thương này người ta vẫn nghe văng vẳng lời ru của 12 người mẹ Việt chết trong kháng chiến.[4]